mennu ngang

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nghị lực vượt khó của nữ sinh dân tộc Cor mồ côi cha mẹ

3 tuổi đã mất mẹ, 8 tuổi không còn cha, gắng gượng đứng lên sau hai cú sốc tâm lý đó, cô bé dân tộc Cor Hồ Thị Liễu (sinh năm 1995) ở huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã nỗ lực học tập trở thành niềm tự hào của làng trẻ em SOS TP Đà Nẵng.
Giờ đây cô bé Liễu nhỏ bé, đen đúa ngày nào đã trở thành học sinh giỏi của lớp 11 chuyên Địa Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (TP Đà Nẵng).
Nghị lực vượt khó của nữ sinh dân tộc Cor mồ côi cha mẹ

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại là người dân tộc nhưng nghị lực vượt khó của em Hồ Thị Liễu khiến nhiều người khâm phục.
Sinh ra trong một gia đình khó khăn của huyện miền núi nghèo tỉnh Quảng Ngãi, từ nhỏ Liễu đã phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ba chị em Liễu lâm vào cảnh côi cút, không nơi nương tựa. Hai em nhỏ của Liễu về ở với ông bà nội, còn em phải về ở với chú ruột từ khi học lớp 3. Ở một vùng núi xa xôi hẻo lánh, dân còn nghèo, việc kiếm sống cũng khó khăn chứ nói gì đến việc học. Một buổi Liễu đến trường, buổi còn lại phải về nhà phụ giúp chú làm những việc vặt trong nhà. Mùa hè em ra đồng bắt tôm tép về đem ra chợ bán, còn mùa đông em lại cặm cụi vào những cánh rừng đại ngàn xa xôi để lấy củi đem về đốt. Tối đến, Liễu mới có thời gian học bài.
“Dù phải làm nhiều việc nhà nhưng cứ đến giờ đến lớp, em cố sắp xếp công việc để không phải nghỉ buổi nào. Người dân ở đây còn khó khăn về kinh tế nên việc học cũng không được chú trọng, nhiều người không cho con đi học. Còn với em, em luôn tự hứa với mình là phải học hành đến nơi đến chốn. Có kiến thức thì mình mới có thể thoát nghèo được” - Liễu chia sẻ.
Những năm sống ở quê, Liễu học rất yếu vì không có nhiều thời gian học. Những tưởng việc học tập của em bị đứt gánh và ước mơ theo đuổi con chữ của em bị bỏ dở. Thế rồi một ngày, làng trẻ em SOS Đà Nẵng biết được hoàn cảnh của 3 chị em Liễu và bắt đầu nhận các em về nuôi dạy. Cuộc đời của 3 chị em dân tộc Cor bước sang một trang mới, nhất là với Liễu.
Ngày đầu ra Đà Nẵng, các mẹ, các dì ở làng SOS đều cảm động đến rớt nước mắt khi 3 chị em Liễu ai nấy cũng gầy gò, yếu ớt. “Mới vào làng, các cô, các dì rất quan tâm và động viên 3 chị em học tập tốt và đừng mặc cảm với hoàn cảnh vì ở đây ai cũng chung hoàn cảnh như mình. Suốt 10 năm ở làng, em coi nơi đây như gia đình thứ 2 của mình vậy. Các cô các dì như những người mẹ của em, các chị, các em như những người anh chị ruột thịt.” - Liễu tâm sự.
Vào cuộc sống mới, Liễu bắt đầu học tiếng Kinh và tiếp tục học văn hóa tại trường phổ thông Hermann Gmeiner. Những ngày đầu học tập, Liễu gặp vô vàn khó khăn khi vừa phải học văn hóa vừa phải học tiếng Kinh để theo kịp bạn bè. Nhiều khi em bị quá tải vì không theo kịp kiến thức cùng chúng bạn. Nhưng nhờ sự quan tâm tận tình của các cô, các gì trong ngôi nhà Hoa Quỳnh, em vẫn tiếp tục chinh phục kiến thức. Cũng nhờ sự giúp đỡ của mẹ Hoàng Thị Cẩm Vân ở nhà Hoa Quỳnh tìm tòi mua sách vở và tìm người kèm cặp Liễu mà từ đó em học tốt lên và có được thành tích học tập loại Khá.
Góc học tập nhỏ của em Hồ Thị Liễu trong ngôi nhà Hoa Quỳnh.

Góc học tập nhỏ của em Hồ Thị Liễu trong ngôi nhà Hoa Quỳnh.
Đến cuối năm lớp 9, Liễu quyết định thi vào Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn để có thể dễ dàng chuyên tâm vào môn học yêu thích của mình và định hướng nghề nghiệp cho tương lai sau này. Đêm đêm khi tất cả các nhà đều tắt đèn đi ngủ thì ở ngôi nhà Hoa Quỳnh vẫn có một ô cửa sổ sáng đèn. Đó chính là thời gian Liễu chuyên tâm ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Với những cố gắng không biết mệt mỏi, Liễu đã xuất sắc thi đậu vào lớp chuyên Địa của trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn.
“Ngày biết tin em đậu vào trường chuyên Lê Qúy Đôn, mẹ Vân và em đã ôm nhau khóc vì hạnh phúc” - Liễu kể lại. Năm học lớp 10, em đã xuất sắc đoạt danh hiệu học sinh Giỏi và giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Góc học tập nhỏ của em Hồ Thị Liễu trong ngôi nhà Hoa Quỳnh.

Em Hồ Thị Liễu được chọn đại diện cho hơn 200 em nhỏ tại làng SOS Đà Nẵng lên phát biểu báo cáo thành tích của mình đạt được nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập làng.
Nói về những dự định trong tương lai, Liễu cho biết: “Sau này em sẽ thi vào ngành Báo chí Trường ĐH KHXH-NV TPHCM vì từ nhỏ em đã thích đi đây đi đó, thích viết những bài báo về những mảnh đời bất hạnh như mình ngày xưa để có thể giúp họ được một phần nào đó để họ có cuộc sống tốt hơn”.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

XAY DUNG NONG THON MOI XA LONG MY

Long Mỹ (Mang Thít) xã nông thôn mới đầu tiên của Vĩnh Long Bản in Gửi E-mail
Thứ tư, 25 Tháng mười hai 2013

Active Image(TĐKT)- Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM huyện Mang Thít (Vĩnh Long), đến nay sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM) xã Long Mỹ đạt 19 tiêu chí là xã NTM đầu tiên của Vĩnh Long. Giờ đây, bộ mặt nông thôn Long Mỹ đã thay đổi rõ nét.

 
Qua 3 năm thực hiện đề án XDNTM, Long Mỹ đã huy động nguồn vốn trên 73 tỷ đồng. Trong đó nguồn lực từ vốn ngân sách nhà nước đầu tư gần 29 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng 3,8 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ trên 1 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 39 tỷ đồng. Các công trình đều được triển khai thực hiện với phương châm “nhân dân là chủ thể”, tạo sự đồng thuận để phát huy nội lực, giúp người dân tham gia từ khâu lập quy hoạch và đề án đến việc bàn bạc, thống nhất ý kiến về quy mô công trình, vận động hộ dân tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Mặt khác, Long Mỹ còn tăng cường thực hiện giám sát cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của người dân, chính quyền cơ sở chỉ thực hiện “tham mưu, giúp việc” cho dân đẩy nhanh xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
Điểm nổi bật của Long Mỹ là trong phong trào xây dựng hạ tầng nông thôn đã thực hiện tốt việc phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Từ đó, đã có khá nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất để làm đường, xây trường học, xây dựng nhà máy nước, trạm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn. Bà Trần Thu Hà Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch kiêm Trưởng ban XDNTM Long Mỹ cho biết: Năm 2013 xã Long Mỹ phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về cơ sở hạ tầng gồm: Giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, trường học và cơ sở vật chất văn hóa. Thuận lợi lớn của Long Mỹ trong huy động nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí về cơ sở hạ tầng chính là đã tạo được “lòng tin”, kinh nghiệm trong vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Active Image

Bộ mặt nông thôn Long Mỹ đã thay đổi rõ nét
Thành tích nổi bật của Long Mỹ trong mấy năm gần đây chính là việc tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chỉ riêng 2 năm qua, xã đã giúp cho hơn 600 lao động có được việc làm ổn định thông qua các nghề thủ công như đan đát, chằm lá, kết hoa voan, bóc vỏ hạt điều, se kim châm cứu…qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,96%.
Hiệu quả của các công trình cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho Long Mỹ khai thác thế mạnh, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động. Năm 2013, xã Long Mỹ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bố trí lại cơ cấu mùa vụ tăng dần tỷ trọng chăn nuôi – thủy sản, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình luân canh lúa – màu và chuyên màu diện tích 96 ha kết hợp cải tạo diện tích vườn cây ăn trái 178 ha sản xuất theo quy trình VietGAP cung cấp rau màu, hoa quả cho thành phố Vĩnh Long và thị trấn Long Hồ (huyện Long Hồ). Nhờ phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp đa dạng như khoai mỡ, củ cải, dưa hấu… trồng luân canh cho thu nhập từ 30 – 120 triệu đồng/ha/năm, Long Mỹ đã phá thế sản xuất độc canh cây lúa kết hợp với phát triển các ngành nghề tạo thêm thu nhập, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người tăng 9% so với cùng kỳ năm 2012, góp phần đổi thay kinh tế – xã hội vùng nông thôn.
Active Image

Mô hình đan đát của chị em phụ nữ Long Mỹ
Theo ban chỉ đạo Long Mỹ, đến nay xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó có nhiều tiêu chí đạt được là nhờ sự đóng góp đáng kể của Hội Liên hiệp phụ nữ như tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và tiêu chí môi trường. Cũng nhờ thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” mà gần đây cảnh quan môi trường ở xã Long Mỹ ngày càng xanh sạch, đẹp. Chất thải, rác thải được người dân xử lý theo đúng quy định, qua đó góp phần giúp Long Mỹ hoàn thành tốt tiêu chí môi trường vào cuối năm 2012. Ngoài huy động hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn xoay vòng, Hội còn quản lý gần 5,6 tỷ đồng vốn vay tín chấp của Ngân hàng Chính sách – Xã hội để hỗ trợ cho hội viên phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Phương Nghi
 
  http://www.thiduakhenthuongvn.org.
 

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Dịch bệnh vào mùa

Từ đầu tháng đến nay, tại TP.HCM và các tỉnh lân cận liên tục phát hiện nhiều ca tử vong do cúm A/H1N1. Ngoài ra, do vào thời điểm mùa mưa nên dịch bệnh sốt xuất huyết cũng bắt đầu có dấu hiệu bùng phát.            



Bệnh nhi SXH điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2

Từ đầu tháng 6 đến nay, tại các tỉnh Nam bộ liên tiếp xảy ra 5 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1. Ông Lê Hoàng San - Viện Phó Viện Pasteur TP. HCM cho biết, hàng năm đều có bệnh cúm xảy ra nhưng tập trung cao điểm vào những tháng đầu mùa mưa. Theo giám sát, cứ 100 người đến khám thì có khoảng 2 người bị cúm A/H1N1.

Trước tình hình các ca nhiễm cúm A/H1N1 đang gia tăng cũng như liên tiếp xảy ra các ca tử vong, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại TP.HCM nhận định, cúm A/H1N1 diễn biến phức tạp không loại trừ khả năng chủng virus cúm này có những biến đổi. Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho rằng, qua khảo sát ở bệnh viện này, khoảng 20 -30% bệnh nhân bị cúm có liên quan đến đường hô hấp. Sau khi xét nghiệm thì phát hiện nhiễm viruts cúm A/H1N1. Như vậy có thể thấy rằng, virus cúm A/H1N1 là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý đường hô hấp trong cộng đồng. Theo các bác sĩ, cúm A/H1N1 tuy trở thành cúm mùa thông thường nhưng cúm này vẫn rất nguy hiểm đối với các đối tượng như trẻ sơ sinh, thai phụ, người cao tuổi, người mang bệnh cảnh nền như suy gan, suy thận, tim mạch…

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể, trong tháng 5 có 166 trẻ mắc SXH nhưng từ đầu tháng 6 đến nay đã có 152 trẻ mắc. Dự báo, thời gian tới số trẻ mắc SXH chắc chắn sẽ còn tăng cao. Đại diện bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, vào những ngày gần đây, số bệnh nhân tới khám rất đông, trung bình mỗi ngày có tới 5.000 - 6.000 lượt trẻ tới khám bệnh. Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 3 - 5 ca nhập viện, hiện trong khoa có 20 trẻ đang phải điều trị trong đó có khoảng 10% ca nặng. So với tháng trước thì số ca mắc SXH nhập viện tăng gấp đôi. Dự kiến đỉnh điểm của dịch sẽ từ tháng 8 - 9 và kéo dài cho tới cuối năm. Bên cạnh dịch SXH thì trẻ còn dễ mắc các bệnh khác như: viêm màng não, thủy đậu tay - chân - miệng.
Bác sĩ Lê Minh Hùng, phòng nghiệp vụ Y Sở Y tế TP. HCM nhận định, mặc dù số ca mắc giảm so với cùng kỳ mọi năm nhưng trong những tháng cuối năm dịch SXH sẽ có nguy cơ tăng mạnh trở lại, nhất là khi thời tiết bắt đầu vào mùa mưa. Sở Y tế thành phố bắt đầu tháng hành động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và diệt muỗi bắt đầu từ ngày 15-6 đến 15-7 trên địa bàn phụ trách và đặc biệt giám sát các quận, huyện trọng điểm về SXH như Bình Chánh, Bình Tân…

Theo đánh giá của Cục y tế dự phòng Bộ Y tế, số người mắc có chiều hướng giảm nhưng số ca tử vong lại tăng 10 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch bệnh SXH vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước…
THANH GIANG